Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013
Địa chỉ các blog Họ Phạm của Tháp Bút
Vấn đề đồng nhất Lý Phục Man với danh tướng Phạm Tu:
1. Kết nối họ Phạm ở Việt Nam
2. Danh tướng Phạm Tu không phải là Lý Phục Man
3. Chuyên đề: Đi tìm cơ sở đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu
4. Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man (diễn đàn)
Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012
Phạm Tu không phải Lý Phục Man
Trong các tài liệu lịch sử để lại, có một số nhân vật lịch sử của nước ta còn chưa thống nhất về tên tuổi. Trong đó, trường hợp hiếm có là việc một số tài liệu đồng nhất hai nhân vật lịch sử cách đây 15 thế kỷ: lão tướng Phạm Tu (476-545) và phò mã Lý Phục Man. Do tư liệu về giai đoạn này còn lại không nhiều nên chúng tôi suy luận từ những gì còn ghi lại với mục đích tìm ra điều chân thực.
Vào năm 544, Nhà nước Vạn Xuân được Lý Bí (503-548) thành lập có hai ban văn võ. Lão tướng Phạm Tu đứng đầu ban võ. Thời đó còn có một danh tướng Lý Phục Man. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì: “ông được gả công chúa Lý Nương, ban cho ông họ Lý và chức Thiếu úy, được gọi là Phục Man tướng quân. Trở về quê quản lĩnh vùng đất Đỗ Động, Đường Lâm”.
Giáo sư Lê Văn Lan viết: “Còn trong bộ “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIÊåT NAM” (Nxb. Khoa học xã hội, H.,1991, tr.744): “Quê làng Giá, thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông được vua Lý phong tước Phục Man tướng quân, đổi theo họ vua là Lý, nên cũng gọi là Lý Tu hay Lý Phục Man, lại được vua gả công chúa Phương Dung cho... Mộ và đền thờ ông nay hãy còn di tích tại quê ông ở làng Giá”.
Như vậy ở đây có việc đồng nhất Phạm Tu với một vị thần là Lý Phục Man, được sách cổ “VIỆT ĐIỆN U LINH” chép từ đầu thế kỷ 14 và là vấn đề sử học được nêu ra đã lâu nhưng chưa được giải quyết”.
Để tìm hiểu vì sao có việc đồng nhất này, chúng ta thử dùng phương pháp “phản chứng” tạm giả thiết là: lão tướng Phạm Tu chính là phò mã Lý Phục Man. Nếu vậy thì:
1. Một vị đứng đầu ban võ của Nhà nước Vạn Xuân – Tả tướng Phạm Tu (Lý Phục Man) “được cử làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh”? Nếu có hẳn một Ban võ, thì chắc chắn nhà nước Vạn Xuân không thể để Lão tướng đứng đầu ban võ đi giữ biên cảnh phía Tây (Đỗ Động, Đường Lâm), trong khi vùng trọng yếu hơn vẫn là phía Bắc.
2. Lý Nam Đế gả công chúa Phương Dung (Lý Nương) cho Phạm Tu? Nếu có sự kiện này chỉ có thể xảy ra từ năm 542 đến 545. Để làm rõ điều này, chúng ta xét năm sinh của Lý Bí là 503; của Phạm Tu là 476; như vậy Phạm Tu hơn Lý Bí 27 tuổi. Nếu sớm nhất là năm 542, Lý Bí gả công chúa cho Phạm Tu (Lý Phục Man), lúc này Phạm Tu đã 67 tuổi; Lý Bí 40 tuổi và con gái của Lý Bí chắc cũng khoảng mười chín, đôi mươi. Một công chúa trẻ vậy mà hoàng đế lại gả cho lão tướng đáng tuổi cha mình, đáng tuổi ông của công chúa sao?
Trong khi đó, từ khi Lý Bí khởi nghĩa (542) đến lúc ông mất (548) chỉ có sáu năm, mà Phạm Tu là lão tướng còn phò mã Lý Phục Man là vị tướng trẻ tuổi. Không thể hai người này là một. Điều chúng ta thấy rõ ràng rằng: Lý Phục Man là một tướng quân trẻ tuổi, tài giỏi nên được Lý Nam Đế gả công chúa. Vùng phò mã cai quản cũng là vùng quê của Lý Bí. Có phải chính Lý Phục Man là người bảo vệ bên cạnh Lý Nam Đế, rồi sau về động Khuất Lão. Nên rất có thể Lý Nam Đế và Lý Phục Man cùng mất năm 548 ở động Khuất Lão?
Từ những suy luận nêu trên cho thấy: việc đồng nhất hai nhân vật lịch sử Phạm Tu (476-545) và Lý Phục Man (?-548) là thiếu cơ sở. Cuốn “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM” in năm 2006 đã sửa chữa, có nêu hai nhân vật riêng biệt, không coi Phạm Tu và Lý Phục Man là một người như cuốn sách cùng tên in năm 1991. Đó là một kết luận hợp lý!
Chí Nhân
Nguồn QĐND cuối tuần số 692 ra ngày 04-05/04/2009
Vào năm 544, Nhà nước Vạn Xuân được Lý Bí (503-548) thành lập có hai ban văn võ. Lão tướng Phạm Tu đứng đầu ban võ. Thời đó còn có một danh tướng Lý Phục Man. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thì: “ông được gả công chúa Lý Nương, ban cho ông họ Lý và chức Thiếu úy, được gọi là Phục Man tướng quân. Trở về quê quản lĩnh vùng đất Đỗ Động, Đường Lâm”.
Giáo sư Lê Văn Lan viết: “Còn trong bộ “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIÊåT NAM” (Nxb. Khoa học xã hội, H.,1991, tr.744): “Quê làng Giá, thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông được vua Lý phong tước Phục Man tướng quân, đổi theo họ vua là Lý, nên cũng gọi là Lý Tu hay Lý Phục Man, lại được vua gả công chúa Phương Dung cho... Mộ và đền thờ ông nay hãy còn di tích tại quê ông ở làng Giá”.
Như vậy ở đây có việc đồng nhất Phạm Tu với một vị thần là Lý Phục Man, được sách cổ “VIỆT ĐIỆN U LINH” chép từ đầu thế kỷ 14 và là vấn đề sử học được nêu ra đã lâu nhưng chưa được giải quyết”.
Để tìm hiểu vì sao có việc đồng nhất này, chúng ta thử dùng phương pháp “phản chứng” tạm giả thiết là: lão tướng Phạm Tu chính là phò mã Lý Phục Man. Nếu vậy thì:
1. Một vị đứng đầu ban võ của Nhà nước Vạn Xuân – Tả tướng Phạm Tu (Lý Phục Man) “được cử làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh”? Nếu có hẳn một Ban võ, thì chắc chắn nhà nước Vạn Xuân không thể để Lão tướng đứng đầu ban võ đi giữ biên cảnh phía Tây (Đỗ Động, Đường Lâm), trong khi vùng trọng yếu hơn vẫn là phía Bắc.
2. Lý Nam Đế gả công chúa Phương Dung (Lý Nương) cho Phạm Tu? Nếu có sự kiện này chỉ có thể xảy ra từ năm 542 đến 545. Để làm rõ điều này, chúng ta xét năm sinh của Lý Bí là 503; của Phạm Tu là 476; như vậy Phạm Tu hơn Lý Bí 27 tuổi. Nếu sớm nhất là năm 542, Lý Bí gả công chúa cho Phạm Tu (Lý Phục Man), lúc này Phạm Tu đã 67 tuổi; Lý Bí 40 tuổi và con gái của Lý Bí chắc cũng khoảng mười chín, đôi mươi. Một công chúa trẻ vậy mà hoàng đế lại gả cho lão tướng đáng tuổi cha mình, đáng tuổi ông của công chúa sao?
Trong khi đó, từ khi Lý Bí khởi nghĩa (542) đến lúc ông mất (548) chỉ có sáu năm, mà Phạm Tu là lão tướng còn phò mã Lý Phục Man là vị tướng trẻ tuổi. Không thể hai người này là một. Điều chúng ta thấy rõ ràng rằng: Lý Phục Man là một tướng quân trẻ tuổi, tài giỏi nên được Lý Nam Đế gả công chúa. Vùng phò mã cai quản cũng là vùng quê của Lý Bí. Có phải chính Lý Phục Man là người bảo vệ bên cạnh Lý Nam Đế, rồi sau về động Khuất Lão. Nên rất có thể Lý Nam Đế và Lý Phục Man cùng mất năm 548 ở động Khuất Lão?
Từ những suy luận nêu trên cho thấy: việc đồng nhất hai nhân vật lịch sử Phạm Tu (476-545) và Lý Phục Man (?-548) là thiếu cơ sở. Cuốn “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM” in năm 2006 đã sửa chữa, có nêu hai nhân vật riêng biệt, không coi Phạm Tu và Lý Phục Man là một người như cuốn sách cùng tên in năm 1991. Đó là một kết luận hợp lý!
Chí Nhân
Nguồn QĐND cuối tuần số 692 ra ngày 04-05/04/2009
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)